Thi công xây dựng là một trong những ngành nghề phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, các doanh nghiệp hoặc đơn vị phụ trách phải tạo nên những công trình đúng với yêu cầu, mong muốn của khách hàng thông qua quy trình thi công xây dựng chuẩn xác. Quy trình thi công giúp chủ đầu tư và nhà thầu nắm được khối lượng công việc để lập kế hoạch thi công cũng như giám sát, qua đó kiểm soát được tiến độ thi công. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ càng hơn về quy trình thi công xây dựng.
1. Thi công xây dựng công trình là gì?
Thi công xây dựng công trình là hoạt động bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Về cơ bản quy trình thi công sẽ gồm 3 giai đoạn chính: Chuẩn bị, thi công và bàn giao. Để một công trình có quá trình thi công xây dựng ít xảy ra sai xót nhất thì cần có một quy trình rõ ràng, chặt chẽ.
Quy trình thi công xây dựng là điều cần phải nắm rõ trước khi bạn xây dựng bất kỳ một công trình nào. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay việc xây dựng thường sẽ được khoán phần thô hoặc là trọn gói cho các công ty xây dựng, mặc dù trong quá trình thi công xây nhà phố luôn có kỹ sư giám sát chất lượng thi công tuy nhiên để có thể kiểm soát chất lượng và tiến độ thi công thì bạn cần phải cần có thêm những kiến thức về xây nhà bao gồm trình tự thi công xây dựng.
2. Quy trình thi công xây dựng của công ty Vskydoor
2.1 Giai đoạn khảo sát công trình
Phòng Thi công nhận hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công từ Phòng Thiết kế. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Bảng bóc tách khối lượng chi tiết các hạng mục;
- Bảng dự toán chi tiết các hạng mục, đầu việc;
- Các bản vẽ thiết kế 2D và 3D – Thi công của các hạng mục và tổng thể.
Cán bộ Phòng Thi công tiến hành khảo sát công trình, nội dung cụ thể:
Giới thiệu, làm quen và thống nhất sơ bộ với chủ nhà về kế hoạch thi công (như thời gian bắt đầu triển khai thi công, thời gian thi công, trao đổi tìm hiểu một số thông tin liên quan để phục vụ công tác thi công sau này, khảo sát tình trạng thực tế của công trình chuẩn bị thi công…);
Chuẩn bị các hồ sơ và nội dung cần thiết để xin cấp phép thi công. Khi có cấp phép thi công sẽ có thời điểm bắt đầu thi công cụ thể, thời gian phải hoàn thành công tác thi công cụ thể;
Kiểm tra lại lần cuối về mặt bằng thi công so với hồ sơ Thiết kế được nhận. Nếu có sự sai khác, phối hợp với Phòng Thiết kế để chỉnh sửa cho chuẩn xác;
Khảo sát nguồn điện, nước phục vụ thi công sau này;
Khảo sát vị trí kho bãi tập kết vật tư, điểm tập kết vật tư tạm thời, lâu dài, đường vận chuyển vật tư đến công trình;
Khảo sát vị trí nguồn điện, nguồn mạng để lắp đặt Camera giám sát công trình. Đề xuất số lượng Camera cần lắp đặt và vị trí lắp đặt Camera;
Tác dụng của việc lắp đặt Camera tại công trường:
Nhật ký thi công của công trường bằng hình ảnh (có thể sử dụng khi quyết toán công trình hoặc khi xảy ra sự cố,…);
Kiểm soát vật tư, nhân sự vào ra công trường;
Giám sát quy trình, chất lượng thi công.”
2.2 Giai đoạn chuẩn bị thi công
- Lựa chọn các tổ đội và các thầu phụ thi công uy tín, chất lượng, lập thành danh sách trình Lãnh đạo Công ty duyệt;
- Lập đề xuất đơn giá thi công, trình Lãnh đạo công ty duyệt;
- Chuyển đơn giá thi công được duyệt cho Phòng Tài chính làm Hợp đồng với các Tổ đội và thầu phụ;
- Lập kế hoạch thi công chi tiết trình Lãnh đạo Công ty duyệt, bao gồm:
- Tiến độ thi công bằng biểu đồ;
- Tiến độ thi công diễn giải tiến độ chi tiết từng buổi (sáng, chiều, tối) của tất cả các ngày;
- Tiến độ cấp vật tư;
- Tiến độ cấp tài chính;
2.3 Giai đoạn thi công công trình
Chuyển Kế hoạch thi công được duyệt cho Chủ nhà, các tổ đội thi công, các phòng ban trong Công ty để nắm bắt tiến độ triển khai và phối hợp thực hiện;
Sắp xếp các tổ đội thi công theo thời gian, thứ tự trong Kế hoạch được duyệt;
Yêu cầu các tổ đội thi công lập và gửi kế hoạch thi công cho công trình, bao gồm: kế hoạch bố trí nhân sự, vật tư, quy trình thi công. Cán bộ Phòng Thi công căn cứ vào đó để giám sát, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thực hiện theo đúng kế hoạch;
Hình thức kiểm soát việc bố trí nhân sự, vật liệu của tổ đội, thầu phụ có thể linh hoạt thông qua Camera, ảnh chụp, kiểm tra trực tiếp…
Cán bộ Phòng Thi công giám sát các hạng mục theo đúng Hồ sơ Thiết kế được duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Đối với các công việc hoàn thành, đủ điều kiện nghiệm thu, tiến hành đo đạc kiểm tra và ký biên bản nghiệm thu, viết nhật ký thi công từng ngày; Biên bản nghiệm thu xem mẫu NT-01
Đối với các sự cố, phát sinh xảy ra trong quá trình thi công, Cán bộ Phòng Thi công cần xử lý ngay nếu trong thẩm quyền xử lý, nếu vượt thẩm quyền phải báo cáo ngay cho lãnh đạo cấp trên trực tiếp để xử lý kịp thời, tránh việc để Chủ nhà bức xúc ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
Khi công trình xảy ra phát sinh, Cán bộ phòng thi công và các bên liên quan phải đánh giá được nguyên nhân phát sinh trách nhiệm thuộc về ai:
Nếu phát sinh do chủ nhà, cán bộ phòng thi công cần ký biên bản phát sinh khối lượng với chủ nhà (đối với các hạng mục phát sinh trong hợp đồng), hoặc biên bản phát sinh khối lượng kèm theo đơn giá (đối với các hạng mục phát sinh ngoài hợp đồng);
Nếu phát sinh do lỗi của Tổ thợ thì Tổ thợ phải có trách nhiệm bổ sung phát sinh;
Nếu phát sinh lỗi thuộc về cán bộ phòng Thi công, sẽ có hướng xử lý theo tình huống cụ thể.”
2.4 Giai đoạn nghiệm thu hoàn thành
Nghiệm thu nội bộ, thống nhất các khối lượng thực tế thi công. Thành phần: Phòng Thi công và tổ đội thi công. Yêu cầu chỉnh sửa đối với các hạng mục chưa đạt yêu cầu thẩm mỹ.
Các giấy tờ, hồ sơ liên quan (như hóa đơn chứng từ), các file Video trong quá trình thi công… để giải trình với chủ nhà trong quá trình nghiệm thu nếu cần thiết;
Mời chủ nhà nghiệm thu khối lượng thi công hoàn thành. Thiết lập biên bản để làm căn cứ lập hồ sơ Quyết toán công trình. Yêu cầu các tổ đội chỉnh sửa các hạng mục chưa đạt yêu cầu theo ý kiến của Chủ nhà; Điều chỉnh lại khối lượng hoàn thành ký với tổ đội trong trường hợp số liệu khác với nghiệm thu của Chủ nhà;
Chuyển Khối lượng quyết toán hoàn thành đã thống nhất với Chủ nhà cho Phòng Tài chính xây dựng giá trị Quyết toán;
Dọn dẹp vệ sinh công trường sau khi công còn hạng mục nào phải khắc phục sửa chữa;
2.5 Quyết toán và Bàn giao công trình
Phối hợp với Phòng Tài chính chuẩn bị hồ sơ Quyết toán hoàn thành công trình, bao gồm:
- Giá trị Quyết toán công trình;
- Các hồ sơ liên quan;
- Lên lịch bàn giao công trình cho Chủ nhà, ký biên bản bản giao công trình, chuyển cho phòng Tài Chính thanh lý hợp đồng.
3. Những lưu ý trong quy trình thi công xây dựng cần biết
Điều 111 Luật Xây Dựng 2014 quy định có 6 yêu cầu đối với thi công công trình như sau:
Tuân thủ các thiết kế xây dựng đã được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định của pháp luật về việc sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong việc sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng chống các trường hợp cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, con người, thiết bị thi công, những công trình ngầm và các công trình liền kề khác; có những biện pháp cần thiết nhằm hạn chế các thiệt hại về người lẫn tài sản khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng dành cho những hạng mục công trình, công việc có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
Sử dụng các loại vật tư, vật liệu đúng theo chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm nhất trong quá trình thi công xây dựng.
Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công là quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu từng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào việc khai thác cũng như sử dụng.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đầy đủ điều kiện và năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.
4, Đơn vị thi công công trình xây dựng uy tín
Công ty Vskydoor là một trong những đơn vị xây dựng có đủ năng lực chuyên môn và đội ngũ kỹ sư, công nhân xây dựng trình độ cao để triển khai thi công hiệu quả các công trình xây dựng lớn nhỏ trên mọi miền tổ quốc, từ nhà ở dân dụng, biệt thự nhà phố, công trình công nghiệp, văn phòng, dự án của đối tác trong và ngoài nước… Với đội ngũ kỹ sư thiết kế giỏi về chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng và lâu năm trong nghề, chúng tôi tin tưởng sẽ đưa ra phương án tối ưu nhất phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Công ty Vskydoor có thể tự tin đảm nhận từ khâu thiết kế đến thi công từ a-z chuyên nghiệp với chi phí phải chăng vì không phải trải qua đơn vị trung gian nào.
Chúng tôi hiện đã và đang tiếp nhận: tư vấn đầu tư, thi công xây dựng, thiết kế kiến trúc và trang trí nội ngoại thất cho các dự án lớn nhỏ trên toàn quốc. Ngoài các giải pháp thi công công trình xây dựng truyền thống, Công ty hiện cũng cung cấp cho khách hàng thêm nhiều giải pháp xây dựng mới, tiếp nhận tư vấn độc quyền, hỗ trợ thiết kế, thi công và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline: 0965.71.81.71
Website: https://vskydoor.com/